Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Tour du lịch sinh thái : Vân đồn – Bình liêu – Tiên Yên- Quảng Yên

Tour du lịch sinh thái : Vân đồn – Bình liêu – Tiên Yên- Quảng Yên ( 3 ngày 2 đêm )

1 Thị xã Quảng yên ( làng nghề truyền thống và nhiều di tích lịch sử lâu đời ) - hơi xa so với Bình liêu và Tiên Yên.du lịch sinh thái hấp dẫn

TX Quảng Yên đã xây dựng được 10 điểm tham quan du lịch. Đó là: Bảo tàng Bạch Đằng, Khu nhà cổ thời Pháp mà nay là trụ sở UBND TX Quảng Yên và hai cây lim Giếng Rừng, bãi cọc Bạch Đằng, đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà, làng nghề đan ngư cụ truyền thống Hưng Học, đi thuyền nan trên dòng sông quê Cửa Đình, tham quan đình Cốc... Đến tham quan các điểm này, hầu hết du khách quốc tế đều tỏ ra thích thú khi được khám phá vùng đất và con người Quảng Yên.

Sau đây là một số hình ảnh trong hành trình thăm Quảng Yên của du khách:
Du khách được tặng hoa và Tờ gấp giới thiệu về Di tích Bạch Đằng.jpg
Du khách được tặng hoa và cung cấp các tờ rơi giới thiệu về Di tích Bạch Đằng.

Du khách được chào mừng và đón tiếp nồng nhiệt tại đền Trần  Hưng Đạo.jpg
....được chào mừng và đón tiếp nồng nhiệt tại Đền Trần Hưng Đạo.

Du khách thăm Đền Trần Hưng Đạo và thắp hương.jpg
Du khách thăm Đền Trần Hưng Đạo và thắp hương.

Du khách đi thuyền nan trên sông Đình Cốc  thăm phong cảnh làng quê.jpg
Nhiều người tỏ ra rất thích thú khi đi thuyền nan trên sông Đình Cốc thăm phong cảnh làng quê.

Du khách thăm di tích kiến trúc đình Cốc, thưởng thức bánh gio và nghe hát Ba giá đồng.jpg
Du khách thăm di tích kiến trúc đình Cốc, thưởng thức bánh gio và nghe hát Ba giá đồng.

Du khách thăm Làng Nghề truyền thống đan thuyền, đan lờ Hưng Học.jpg
Du khách thăm làng nghề truyền thống Hưng Học
2. Bảo tàng Quảng Ninh
Cập nhật lúc 10:39, Chủ Nhật, 22/12/2013 (GMT+7)
Bảo tàng Quảng Ninh được khánh thành và đưa vào phục vụ khách tham quan từ giữa tháng 10-2013. Đây là một trong những công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh 30-10 (1963-2013). Với kiến trúc độc đáo, không gian đẹp cùng với nhiều hiện vật có giá trị và nội dung trưng bày khá phong phú, Bảo tàng Quảng Ninh đang là điểm đến hấp dẫn du khách hiện nay. Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch, để Bảo tàng Quảng Ninh trở thành một sản phẩm đặc sắc, vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới...
Khách du lịch vào tham quan bảo tàng.
Khách du lịch vào tham quan bảo tàng.
Hệ thống hầm lò khai thác than trong bảo tàng được thiết kế mô phỏng y như thật.
Hệ thống hầm lò khai thác than trong bảo tàng được thiết kế mô phỏng y như thật.
Hướng dẫn viên của đơn vị lữ hành hướng dẫn khách tham quan bảo tàng.
Hướng dẫn viên của đơn vị lữ hành hướng dẫn khách tham quan bảo tàng.
3.Khám phá Bình Liêu
Cập nhật lúc 05:01, Thứ Hai, 21/10/2013 (GMT+7)
Bình Liêu là một trong những địa phương còn lưu giữ, bảo tồn, phát huy được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh. Trên địa bàn huyện còn có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú... Dưới đây là một số “điểm đến” mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu:
Thác Khe Vằn (thuộc thôn Khe Vằn, xã Húc Động, huyện Bình Liêu) còn gọi Khe Vân (mây phủ), cao gần 100m, với ba tầng nước chảy.
Thác Khe Vằn (thuộc thôn Khe Vằn, xã Húc Động, huyện Bình Liêu) còn gọi Khe Vân (mây phủ), cao gần 100m, với ba tầng nước chảy.
Cửa khẩu Hoành Mô.
Cửa khẩu Hoành Mô.
Đồng bào Dao thu hoạch lúa.
Đồng bào Dao thu hoạch lúa.
Đường phía tây Bình Liêu đẹp như một dải lụa.
Đường phía tây Bình Liêu đẹp như một dải lụa.
Chợ phiên Đồng Văn (Bình Liêu).
Chợ phiên Đồng Văn (Bình Liêu).

4.Kỳ thú Tiên Yên


Cập nhật lúc 05:52, Chủ Nhật, 25/03/2012 (GMT+7)
Từ thành phố Hạ Long, ngược miền Đông, dọc theo quốc lộ 18 chừng hơn 80km, sẽ đến thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên). Đây là một vùng đất có lịch sử hình thành khá lâu đời. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An, đến đời Lê, là châu Tĩnh Yên, thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê, vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên...
Không phải là nơi có nhiều chùa chiền nổi tiếng như Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí v.v.. nhưng Tiên Yên lại chứa đựng nhiều nét đẹp văn hoá rất đặc trưng của một thị trấn miền núi...
Một góc phố Tiên Yên hôm nay.
Một góc phố Tiên Yên hôm nay.
Trầm mặc phố...
Đến Tiên Yên, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của một thị trấn nhỏ nằm khép mình bên ngã ba sông, với những ngôi nhà hai tầng cổ kính, kín đáo, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, nhiều ngôi nhà nay đã xuống cấp, được các chủ nhân tu sửa lại phần nào làm mất đi vẻ cổ kính, nhưng vẫn còn mang dáng dấp của kiến trúc xưa.
Người dân sống lâu năm ở Tiên Yên kể lại, rằng phố Tiên Yên xưa thưa người, nhà cứ tiếp nhà. Phố không hề có vỉa hè, cứ một bước từ hiên nhà là ra đến đường. Đêm ngủ không cần khoá cửa. Đi đường xa về qua phố huyện, vào nhà xin miếng nước uống cho đỡ khát, có chủ nhà thì hỏi, chủ nhà đi vắng cứ tự nhiên vào múc nước mà uống…
Người dân Tiên Yên “gốc” luôn tự hào về phố huyện của mình với những ngôi nhà mái ngói âm dương thâm nâu màu xưa cũ và những cây cổ thụ, những công trình kiến trúc hàng trăm năm… Chúng dẫu nay còn rất ít nhưng chắc chắn sẽ mãi là nhân chứng sống động cho một phố Tiên Yên yên bình, cổ kính và trầm mặc…
“Đệ nhất” gà đồi...
Tiên Yên không chỉ nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính mà còn được biết đến với đặc sản “gà đồi”… Không mấy ai ở Quảng Ninh là không biết câu ngạn ngữ: “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên Yên”. Gọi là “gà đồi” bởi gà Tiên Yên không phải giống gà nuôi nhốt mà chúng được thả rông, suốt ngày chạy nhảy, đêm đến thì ngủ trên cây… Đây là giống gà thuần chủng ở địa phương, có thịt thơm, ngọt đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; ngậy mà không ngấy…
Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, nhưng ngon nhất vẫn là thịt gà luộc. Gà Tiên Yên sau khi luộc da vàng ươm như thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, có cảm giác hơi ngậy, nhưng cắn một miếng mới thấy thật giòn và ngọt...
Độc đáo bánh “gật gù”...
Nghe cái tên của bánh thôi đã thấy độc đáo. Không ai biết cái tên này có từ bao giờ, nhưng khi bạn cầm trên tay cái bánh, bạn sẽ mỉm cười mà rằng: - Cái tên gọi thật quả là… gợi!
Bánh gật gù được làm bằng gạo nương. Gạo đem ngâm rồi xay thành bột. Khi xay, người ta pha lẫn một ít cơm nguội và “ngón” bí truyền mà các gia đình làm bánh luôn giữ là pha trộn theo tỷ lệ nào thì bánh ngon nhất. Bột xay rồi đem tráng, không mỏng như bánh cuốn, không dày như bánh đa. Bánh tráng xong cuộn lại, dài bằng gang tay, to như ngón tay cái xếp trên đĩa sứ, trắng muốt. Bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Khi cầm lên tay, bánh cứ “gật gù” “gật gù” trông rất ngộ…
Bánh “gật gù” chấm nước mắm cốt lẫn hành khô, tỏi, ớt và đặc biệt không thể thiếu là đĩa hến với mỡ gà. Thịt một chú gà sống thiến, bóc hai lá mỡ đem rán lên, đổ mỡ đun sôi cùng nước mắm và các thứ gia vị. Người ăn ngồi quanh bàn, cầm bánh gật gù chấm nước mắm nóng, ăn vào thấy người râm ran nóng, má hồng, mắt sáng, miệng xuýt xoa… Rồi tự nhiên cũng vừa ăn, vừa… “gật gù”, tấm tắc!
Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.
Ngoài những nét đặc trưng nói trên, Tiên Yên còn là nơi có nhiều phong cảnh đẹp và kỳ thú mà bất cứ ai khi đến đây hẳn sẽ khó quên...

Pặc Sủi, hùng thác giữa đại ngàn

Thứ Hai, 15/07/2013 10:23

Nằm giữa núi rừng Tiên Yên (Quảng Ninh), Pặc Sủi nổi tiếng là một ngọn thác hùng vĩ, mang vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng, vừa ẩn chứa bao huyền tích đẹp. Đây là một điểm đến hấp dẫn, ấn tượng, khó bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, thích chụp ảnh…

Với 16 tầng, thác nước bắt nguồn từ đỉnh núi cao giữa rừng già, đổ xuống qua nhiều bậc, tung bọt trắng xoá. Vì thế người dân địa phương gọi là Pặc Sủi, nghĩa là thác nước trắng. Sự tích kể rằng, xa xưa, cứ vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, có bảy nàng tiên nữ giáng trần, xuống tầng thác thứ 12 của Pặc Sủi đùa vui trên phiến đá rộng phẳng lì, bên cạnh một hồ nước trong vắt, mát lạnh. Từ đó ngày này được coi là ngày sinh ra nguồn nước…
Thác Pặc Sủi.

Để đến với Pặc Sủi, từ Khe Và, một bản người Dao của xã Yên Than (cách thị trấn Tiên Yên khoảng 10km), hành trình tham quan thác bắt đầu. Và điều cảm nhận đầu tiên là không gian thoáng đãng, mát lạnh, trong lành của hơi nước và núi rừng.
 
Hạ lưu thác rộng rãi, có độ dốc thấp, lên xuống dễ dàng, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm. Từ đây có thể ngắm nhìn những tầng thác trên, nước đổ xuống những ghềnh đá lớn gối lên nhau, tung bọt trắng xoá, tạo nên cảnh quan ngoạn mục. Khám phá thác là hành trình ngược dòng, leo lên đỉnh cao.
 
Mỗi tầng thác đều cho một cảm nhận thú vị riêng về cảnh quan, không gian. Càng lên cao, các tầng thác càng đẹp, với những hồ nước rộng, điểm trang bằng những giò phong lan rừng thấp thoáng, với tiếng chim hót véo von... Đó chính là nét hấp dẫn, độc đáo lôi cuốn du khách khám phá, quên mệt mỏi.
 
Để lên tới đỉnh cao, nhiều đoạn du khách chẳng khác gì các vận động viên, phải leo ngược vách đá, men theo đường mòn dốc đứng, thậm chí phải bám rễ cây, gốc tre v.v.. để nhích từng bậc… Mệt nhưng phần thưởng lớn nhất cho du khách là cảm giác chinh phục đỉnh cao, tận hưởng không gian khoáng đạt, trong lành...
 
Trên đường về, từ đỉnh cao Ngầu Vó Lẻng (đỉnh Trâu Đằm) du khách có dịp đứng trong mây, bao quát toàn cảnh núi rừng Tiên Yên và đừng quên bấm một vài “pô  ảnh” làm kỷ niệm. Chuyến hành trình sẽ kết thúc mĩ mãn hơn với một bữa ăn có món gà đồi Tiên Yên (một giống gà đặc sản của vùng này), chấm muối ớt tiêu, cá suối nấu măng chua ngon khó quên của bà con người Dao dưới chân đồi...
 
Bạn nên nhớ, khám phá Pặc Sủi cần phải có trang phục gọn gàng, đeo dép hoặc giầy có đế nhiều ma sát; bởi hành trình lên thác nhiều đoạn trơn trượt. Mùa mưa bạn cần mặc trang phục kín tránh vắt, muỗi rừng. Để chuyến đi thuận lợi hơn, tốt nhất là các bạn nên có một hướng dẫn viên địa phương am hiểu đường đi. Hy vọng Pặc Sủi sẽ cho bạn một chuyến “phượt” khó quên.